Kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh chi tiết

Chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với nhiều công trình văn hóa, câu chuyện lịch sử được lưu truyền mãi về sau. Mỗi dịp Tết đến Xuân về hay có dịp du lịch Quảng Ninh thì chùa Yên Tử luôn là lựa chọn hàng đầu của du khách. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm khi du lịch tại Quảng Ninh chi tiết nhất.

Giới thiệu về chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử là một địa điểm du lịch tâm linh, hàng năm thu hút đến hàng trăm, hàng ngàn khách du lịch ghé đến. Chùa Yên Tử gồm rất nhiều các ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau, tọa lạc tại phía Tây của dãy núi Yên Tử. Dãy Yên Tử có chùa Đồng cao 1.068m so với mặt nước biển được xây dựng vào thời Hậu Lê với chiều cao 3m và rộng 12m. Hiện tại chùa Yên Tử tọa lạc tại gần đường 18A, thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 

Chùa Yên Tử thuộc địa phận thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh
Chùa Yên Tử thuộc địa phận thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

Vậy chùa Yên Tử thờ ai? Theo như những gì chúng tôi tìm hiểu thì núi Yên tử là nơi mà vua Trần Nhân Tông lựa chọn để tu hành và thành lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Mỗi Khi hành hương đến đây du khách dâng hương tưởng nhớ đến vị vua – người đã chọn lối sống tránh xa hồng trần , tránh xa cuộc sống xa hoa để lên tu hành nơi núi non hùng vĩ. Chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh cũng là nơi để du khách tịnh tâm, một lòng hướng về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của Việt Nam.

Khám phá kiến trúc độc đáo chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử Quảng Ninh có độ cao lên tới 1068m, khi đặt chân đến đây du khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước sự hùng vĩ, bạt ngàn của núi non nơi đây. Để lên tới đỉnh chùa du khách phải vượt qua hơn 6000 bậc đá, băng qua cánh rừng trúc, rừng thông cao ngút ngàn. Chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh mang đậm kiến trúc Phật giáo với thiết kế cổng tam quan hai tầng tám mái cùng với mái chùa được lợp ngói vảy uốn cong như hình đầu đao hướng thẳng lên trời xanh.

Tất cả các cột ở chùa đều được sử dụng bằng gỗ lim vô cùng chắc chắn, dưới chân có các phiến đá lớn bao xung quanh. Trong tín ngưỡng dân gian người Việt, hình ảnh cột đá, cột gỗ đặt trên một phiến đá chính là biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực. Cột đá biểu trưng cho sinh thực khí nam giới, phiến đá trong biểu trưng cho sinh thực khí của nữ giới. Sự kết hợp hài hòa này mang lại sự vẹn tròn, đủ đầy trong cuộc sống.

Chùa Đồng là mục tiêu được nhiều du khách đặt ra khi đến Yên Tử
Chùa Đồng là mục tiêu được nhiều du khách đặt ra khi đến Yên Tử

Tham khảo tour du lịch Yên Tử từ hãng lữ hành Khát Vọng Việt tại https://dulichkhatvongviet.com/du-lich-trong-nuoc/du-lich-yen-tu/

Gian chính điện của chùa Yên Tử là những cửa bức bàn bằng gỗ, phía trước có cửa ô chắn song con tiện giúp lấy ánh sáng tự nhiên. Mỗi gian chùa được thiết kế rất tinh tế, thông thoáng để phù hợp với khí hậu trên cao ở đây. Phía trong chùa thì được trang trí bằng sơn son thiếp vàng rực rỡ, các bức tượng Phật, bức khảm, án thờ hay cả cửa cánh võng cũng đều được chạm khắc rất khéo léo, đẹp mắt.

Nên đi chùa Yên Tử Quảng Ninh vào thời gian nào?

Chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh mùa nào cũng đẹp, cũng toát lên vẻ thanh tịnh, uy nghi giữa nơi núi rừng bạt ngàn, xanh rờn. Một địa điểm du lịch tâm linh độc đáo vừa được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên vừa tìm hiểu câu chuyển văn hóa ý nghĩa.

Nếu muốn tận hương không khí đông vui, nhộn nhịp của chùa Yên Tử bạn có thể ghé thăm vào khoảng mùng 10 tháng giêng đến tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm du xuân, các gia đình nô nức đổ về đây tham quan, lễ Phật với mong muốn bình an, may mắn trong năm mới. Thời điểm này cũng là thời gian diễn ra lễ hội chùa Yên Tử nên có các hoạt động được tổ chức độc đáo.

Du khách hành hương đến Yên Tử mùa nào cũng đẹp
Du khách hành hương đến Yên Tử mùa nào cũng đẹp

Nếu du khách muốn đến chùa Yên Tử đến ngắm nhìn cảnh vật, tìm chốn bình yên để tu tâm thì có thể đến đây vào thang 3 đổ ra. Thời điểm này tiết trời khô ráo, mát mẻ, mọi người ít đến đây nên bạn có thể thảnh thơi ngắm cảnh, chụp những bức hình ý nghĩa. Yên Tử thời điểm nào cũng đẹp cũng đáng để bạn ghé thăm chỉ cần bạn cập nhật tình hình thời tiết trước khi di chuyển để có chuyến hành hương ý nghĩa, an toàn.

Hướng dẫn đi tới chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh

Cách đi đến chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử nằm tại thành phố Uông Bí, Quảng Ninh nên việc di chuyển đến đây hết sức thuận tiện. Du khách có thể chọn phương tiện cá nhân hoặc công cộng để đến chùa Yên Tử. Nếu lựa chọn di chuyển bằng các phương tiện này bạn có thể đến Yên Tử bằng cung đường sau:

  • Nếu chọn đi theo hướng từ Hải Phòng, Nam Định hoặc Thái Bình: Bạn chỉ cần di chuyển tới địa phận thành phố Uông Bí, ngã ba Quốc lộ 10 và Quốc lộ 18 sau đó rẽ trái đến đền Trình rồi đi thẳng thêm tầm 10km nữa là sẽ tới nơi.
  • Nếu chọn đi theo hướng Hà Nội thì bạn hãy đi theo hướng về tỉnh Bắc Ninh. Khi đến Quốc lộ 18 thì rẽ đền Trình từ đó đi thêm 10km đường thẳng nữa là sẽ tới đúng chân chùa Yên Tử. 

Đường lên Yên Tử

Để hành hương lên đỉnh Yên Tử và ngắm cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ du khách cần trải qua 6000 bậc đá. Tuy nhiên du khách có thể chọn cách di chuyển thông quan các phương thức sau:

Di chuyển lên đỉnh núi Yên Tử bằng cáp treo
Di chuyển lên đỉnh núi Yên Tử bằng cáp treo
  • Đi cáp treo: Nếu bạn muốn ngắm cảnh từ trên cao xuống, không muốn chen chúc hoặc sức khỏe không cho phép thì đi cáp treo sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Du khách đi cáp mua vé để di chuyển với chiều dài hơn 1,2 km lên tới độ cao 450m gần khu vực chùa Hoa Yên.
  • Leo bộ: Đây là cách di chuyển được lựa chọn nhiều nhất vì leo bộ bạn sẽ có cảm giác thanh tịnh hơn, có thể đến từng địa điểm để cầu phúc, dâng hương và vẫn có thể ngắm được cảnh đẹp trong suốt quá trình di chuyển. Cảm giác chinh phục được hơn 3 ngàn bậc thang để lên đến chùa Đồng chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi.

Một số điểm tham quan tại chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh

Chùa Trình (đền Trình)

Chùa Trình hay chùa Bí Thượng là địa điểm vua Trần Nhân Tông nghỉ ngơi trước khi lên chùa Yên Tử. Hiện tại chìa Trình nằm tọa lạc trên một sườn đồi ở làng Bí Thượng nay là khu Bí Thượng thuộc phường Phương Đông, thành phố Uông Bí.

Chùa Trình sở hữu kiến trúc mang đậm tín ngưỡng của người Việt Nam
Chùa Trình sở hữu kiến trúc mang đậm tín ngưỡng của người Việt Nam

Chùa Trình nổi tiếng với những pho tượng độc đáo được làm từ gỗ Mít, gỗ Hương. Kiến trúc chùa được xây dựng theo tín ngưỡng dân gian truyền thống gồm: Tiền đường, Chính điện thờ Phật, Tả vu, Hữu vu thờ Thập Bát La Hán, nhà Tổ, thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Ban Trần Triều, thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, Tam Vương. Mặc dù đã trải qua sự tàn phá của chiến tranh chùa được xây dựng lại nhiều lần nhưng nơi đây vẫn giữ được nét đẹp văn hóa cổ xưa.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm hay Chùa Lân nằm trên đỉnh núi Yên Tử được biết đến là nơi để các nhà sư và cư sĩ tu học. Chùa có tên Lân vì nằm trên một quả đồi có hình dáng một con lân nằm phủ phục. Công trình của Thiền Viện Trúc Lâm gồm Chính điện, Nhà thờ Tổ, Lầu trống, Lầu chuông, Nhà tăng, La Hán đường,… Bài trí trong chùa đơn giản dùng ngay chữ quốc ngữ trên các hoành phi, câu đối tạo nên không gian bình dị, gần gũi.

Xem thêm bài viết:

Thiền viện Trúc Lâm là nơi tư tập Phật pháp
Thiền viện Trúc Lâm là nơi tư tập Phật pháp

Tháp Huệ Quang

Tháp Huệ Quang  tọa lạc trên thế đất hàm rồng thờ ngọc cốt của các thế hệ Thiền sư đạo cao đức trọng tu hành tại Hoa Yên qua các thời Trần, Lê. Vườn tháp hiện nay còn lưu giữ tới tận 97 ngôi tháp mộ, mỗi một tháp mộ đều có kích thước và độ cao khác nhau. Kích thước của mỗi tòa tháp cũng ngầm thể vị trí, chức sắc của các nhà sư tu hành trong quá trình tu hành tại đây. Trong hành trình khám phá chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh du khách đừng quên ghé thắm địa điểm này nhé!

Chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên là ngôi chùa có độ cao 535m so với mực nước biển nằm ở trung tâm lớn nhất trong khu di tích Yên Tử. Ở hai bên chùa chính là nhà tả vu và hữu vu, được thiết kế với kiến trúc giống nhau gồm: năm gian, hai tầng tám mái, lầu chuông, lầu khánh. Xét về tâm linh, chùa Hoa Yên là nơi giao hội của trục linh – trục tú và hai bên tả hữu vươn ra như hai tay ngai theo luật phong thủy đây là vị trí đất quý hiếm.

Chùa Hoa Yên vẫn còn lưu giữ những công trình mang giá trị cổ kính
Chùa Hoa Yên vẫn còn lưu giữ những công trình mang giá trị cổ kính

Chùa Hoa Yên là nơi tu hành, thành đạo, truyền thừa của các thế hệ Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Hiện tại chùa  còn lưu giữ tượng, bia, tháp cổ cùng những di vật quý giá như: gạch hoa cúc, ngói mũi hài kép thời Trần, phù điêu chạm trên đá hình sư tử, đầu rồng, bệ tượng tam thế,…

Chùa Một Mái

Trong hành trình khám phá chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh du khách đừng quên ghé thăm tại chùa Một Mái. Chùa Một Mái nằm chênh vênh trên vách núi cách chùa Hoa Yên 200m về phía Đông. Chùa Một Mái có diện tích nhỏ và trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên hệ thống tượng thờ và đồ thờ trong chùa toàn bằng đá trắng có niên đại cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn.

Tượng An Kỳ Sinh

Tượng An Kỳ Sinh là một tảng đá tự nhiên, thoạt nhìn sẽ thấy giống hình của đạo sĩ đang đứng chắp tay cung kính quay về Tây phương. Bức tượng cao khoảng 2,2m, trên thân tượng có tác chữ hán giờ đây cũng đã bị mờ nét theo năm tháng. Khi đến khám phá chùa Yên Tử Quảng Ninh bạn đừng quên ghé qua nơi đây để chiêm ngưỡng và tìm hiểu câu chuyện lịch sử ẩn sau bức tượng nhé.

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Để tôn vinh những công đức của Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông, vào năm 2009, Ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ khởi công đúc Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Bệ đặt tượng cao đến 2,7m, phần đài sen và tượng cao 9,9m, trọng lượng của tổng thể bức tượng nặng 138 tấn.

Tượng Phật Hoàng nằm uy nghi giữa sự bao la của đất trời
Tượng Phật Hoàng nằm uy nghi giữa sự bao la của đất trời

Giữa khung cảnh mờ sương trắng, bức tượng đứng sừng sững, nguy nga giữa cả một vùng trời. Sự uy nghiêm của bức tượng vàng ngồi trên đài sen đặt giữa sự bao la mang đến sự linh thiêng, tôn trọng. Bức tượng như lòng thành kính, tri ân công đức mà vua Trần Nhân Tông để lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa tốt đẹp.

Chùa Đồng

Chùa Đồng là nơi cao nhất của đỉnh núi Yên Tử với khoảng không gian bao la, vẻ đẹp hùng vĩ tuyệt vời. Ngôi chùa này được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất nặng đến hơn 70 tấn, với chiều dài là 4.6m, chiều rộng là 3.6m, chiều cao là 3.35m, hình dáng của ngôi chùa nhìn như một đài sen lớn.

Bên trong chùa thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm, vô cùng linh thiêng. Chùa Đồng là một công trình kiến trúc văn hóa Phật giáo độc đáo, đặc biệt. Nơi đây được công nhận là ngôi chùa làm bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á mà du khách nên một lần ghé thăm.

Chùa Đồng Yên Tử là công trình kiến trúc độc đáo, ấn tượng
Chùa Đồng Yên Tử là công trình kiến trúc độc đáo, ấn tượng

Mua gì làm quà tại chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh

Măng trúc tươi Yên Tử

Nếu đến Yên Tử mà không mua mấy kg măng trúc tươi về thưởng thức thì quả là thiếu sót lớn. Loại măng tươi này được mọc tự nhiên trên núi Yên Tử không to mập mà thon dài, chắc chắn. Măng trúc Yên Tử ghi điểm với du khách nhờ vị vừa bùi ,vừa thơm mà không quá đắng. Hiện nay măng trúc Yên Tử được mua về để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Măng trúc tươi giữ nguyên cả bẹ rồi nướng trên than hoa ăn kèm cùng muối vừng. Hay măng được xào cùng với thịt dê, thịt bò non để cảm nhận vị ngọt thanh độc đáo.

Rượu mơ Yên Tử

Rượu mơ là loại đồ uống đặc trưng tại Yên Tử mà du khách có thể mua về làm quà
Rượu mơ là loại đồ uống đặc trưng tại Yên Tử mà du khách có thể mua về làm quà

Rượu mơ Yên Tử là loại đồ uống được du khách lựa chọn nhiều nhất khi đến du lịch tại chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh. Loại rượu này là sự kết hợp hoàn hảo giữa gạo nếp thơm và quả mơ tươi sau khi lên men. Chính nguyên liệu tự nhiên tạo ra loại thức uống tính lành, có vị ngọt dịu và thơm mùi mơ nên phù hợp với khẩu vị của nhiều lứa tuổi. Rượu mơ còn có tác dụng tuyệt vời trong việc giảm bệnh lo âu, tinh thần căng thẳng, bệnh mất ngủ.

Chè lam Yên Tử

Bánh chè Lam Yên Tử được làm từ những nguyên liệu đơn giản như: bột nếp, mật ngọt, lạc rang và gừng. Các nguyên liệu đơn giản nhưng có sự hòa quyện tinh tế tạo nên món điểm tâm ngọt đầy thú vị, tinh tế với nhiều tầng hương vị. Màu sắc của miếng bánh chè lam kết hợp với hương thơm độc đáo đủ sức đánh gục thượng khách khó tính nhất. Cắn miếng chè lam và thưởng thức cùng ly trà nóng bạn có thể cảm nhận được hương vị đồng quê bình dị mà gần gũi.

Lưu ý khi đến chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh

Chùa Yên Tử là chốn du lịch tâm linh kết hợp văn hóa tín ngưỡng ấn tượng. Du khách hành hương đến Yên Tử mang theo lòng thành kính để nguyện cầu cho vạn sự bình a. Để có chuyến hành hương, tham quan ý nghĩa du khách đừng bỏ lỡ những chú ý dưới đây:

  • Nếu bạn lựa chọn leo bộ thì nên chuẩn bị loại giày thể thao phù hợp để leo bậc thang. Nên ưu tiên giày có đế chống trơn trượt sẽ thuận lợi hơn trong việc di chuyển. Nếu muốn thoải mái hơn bạn có thể sử dụng dép tổ ong hoặc mua dép ở dưới chân núi.
  • Nên ăn mặc lịch sự, không quá rườm rà, ngoài ra nên mang theo áo khoác để giữ ấm vì khi lên núi cao nhiệt độ sẽ giảm xuống, khá lạnh. Trang phục lịch sự nhưng tạo sự thoải mái, khỏe khoắn để leo bậc thang đá dễ dàng.
  • rên đường lên chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh du khách nên mang theo nước uống, đồ ăn dọc đường và không nên mua những đồ linh tinh dọc đường vì rất đắt.
Cần lựa chọn trong phục di chuyển lên chùa Yên Tử phù hợp nhất
Cần lựa chọn trong phục di chuyển lên chùa Yên Tử phù hợp nhất
  • Túi xách mang theo nên gọn nhẹ, không để quá nhiều đồ vì đường đi rất đông, nếu không cẩn thận bạn sẽ đánh rơi đồ hoặc bị móc túi.
  • Nếu bạn đi cáp treo thì nên chú ý mua luôn vé 2 chiều, tránh trường hợp lúc về phải xếp hàng mua vé rất đông.
  • Mang theo hoặc mua thêm 1 cây gậy để hỗ trợ trong quá trình leo núi.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hành trình khám phá chùa Yên Tử tỉnh Quảng Ninh mà chúng tôi đã tổng hợp và gửi tới bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ trên bài viết sẽ giúp du khách có những trải nghiệm, hành trang cần thiết để có chuyến đi ý nghĩa.

Share This Post