Học gì và ra làm gì hiện đang là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nhất là những gia đình có con em đang là học sinh cuối cấp hoặc đang theo học đại học. Ngành luật kinh tế hiện cũng rất phổ biến và được khá nhiều người lựa chọn nhưng vẫn có nhiều người chưa biết học luật kinh tế ra làm gì và thu nhập ra sao. Chính vì thế bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm một vài thông tin liên quan đến vấn đề trên.
Mục lục:
Giới thiệu về ngành Luật kinh tế
Luật kinh tế là một ngành học được khá nhiều người biết đến nhưng thế nào là luật kinh tế thì có lẽ chưa có nhiều người tìm hiểu kỹ. Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật về lĩnh vực kinh tế, là hệ thống các quy phạm pháp luật do chính nhà nước ban hành.
Luật được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh ra trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Ngành luật kinh tế bao gồm các chuyên ngành sau: luật kinh doanh, luật thương mại, luật tài chính – ngân hàng; mỗi chuyên ngành đều có những đặc điểm và những nét khác nhau. Vậy học luật kinh tế ra làm gì? Trong quá trình học cần bổ sung kiến thức như thế nào sẽ được giải đáp cụ thể thể nhất.
Luật kinh tế cần học những gì?
Chắc chắn nếu muốn theo học ngành luật kinh tế thì bạn cần phải tìm hiểu rất kỹ về các khối kiến thức sẽ phải học khi lựa chọn ngành học này. Theo như chương trình học của nhiều trường đại học thì bạn sẽ phải học những kiến thức về các mảng luật như: luật hành chính, luật dân sự, luật hiến pháp, luật sở hữu trí tuệ, pháp luật và chủ thể kinh doanh, luật lao động, luật tố tụng hình sự, luật thương mại quốc tế, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật tài chính, luật môi trường, luật đầu tư, luật kinh doanh quốc tế, luật hợp đồng, luật tài sản,…
Tham khảo:
- Cơ hội việc làm cho sinh viên tại https://thegioivieclam.com.vn/
- Định hướng nghề nghiệp tại https://luyenthidaminh.vn/huong-nghiep/
Trong cả quá trình học, nếu nắm vững được các kiến thức cơ bản của từng luật thì việc bạn có một nền tảng kiến thức vững chắc sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Bạn có thể có nền tảng của thể chế pháp luật, có kiến thức về tầm quan trọng của pháp luật trong công ty, doanh nghiệp; giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh; phân tích, đánh giá, xây dựng và hoàn thiện các thể chế pháp luật nhằm mục đích phát triển và hội nhập kinh tế,…
Ngoài những kiến thức cơ bản cũng như kiến thức chuyên môn thì sinh viên theo học ngành luật kinh tế sẽ được trang bị thêm rất nhiều kỹ năng cần thiết trong hoạt động pháp luật như: kỹ năng nghiên cứu, phân tích chuyên sâu về pháp luật, phân tích các rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng giải quyết các tình huống phát sinh trong kinh doanh; kỹ năng soạn thảo, biên soạn hợp đồng kinh doanh,… Những kỹ năng này không phải ngành học nào cũng cấp cấp cho bạn điều tuyệt vời đó.
Học luật kinh tế ra làm gì?
Cơ hội việc làm của ngành luật kinh tế thực sự rất rộng mở cho những ai theo học ngành học này. Nếu như học các ngành như: luật hình sự, luật dân sự,…sẽ làm việc chủ yếu trong các cơ quan nhà nước thì theo học ngành luật kinh tế bạn sẽ không bị hạn chế quá nhiều về việc làm và môi trường làm việc. Sau khi học xong ngành luật kinh tế thì bạ có thể đảm nhận các vai trò sau:
- Chuyên viên pháp lý – Chuyên viên pháp chế: Đây là một vị trí công việc được khá nhiều người lựa chọn vì vị trí này khá dễ xin việc, môi trường làm việc phù hợp và mức lương không quá cạnh tranh. Hiện cũng có rất nhiều doanh nghiệp đang tham gia hoạt động ở thị trường trong nước hay quốc tế cũng đều rất cần có sự tư vấn về mặt pháp lý hoặc giúp giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động. Chính bởi vậy nên nhu cầu tuyển chọn các chuyên viên pháp lý hay chuyên viên pháp chế đều rất cao.
- Luật sư (chuyên về bên các vụ tranh chấp trên lĩnh vực kinh tế).
- Tư vấn pháp lý: Công việc của các tư vấn pháp lý cũng tương tự như các chuyên viên pháp lý hay chuyên viên pháp chế nhưng vai trò này vẫn có điểm khác so với chuyên viên. Tư vấn pháp lý sẽ làm việc độc lập trong các văn phòng luật, hỗ trợ cho các khách hàng là những doanh nghiệp hoặc cá nhân đang gặp khó khăn về các tranh chấp liên quan đến kinh tế.
- Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp: Những vị trí này đều là những vị trí làm trong các cơ quan nhà nước, cơ quan cấp cao,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể học lên để lấy bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ để mở ra nhiều cơ hội hơn cho bản thân. Hoặc bạn có thể lựa chọn phát triển sự nghiệp theo hướng làm kinh doanh hoặc là làm chính trị. Với những nền tảng vững chắc về pháp luật và các cơ chế pháp lý thì bạn hoàn toàn có khả năng tham gia vào những lĩnh vực đó. Còn nếu đam mê với việc giảng dạy thì bạn có thể làm giảng viên tại các trường đại học nếu như có đầy đủ bằng cấp và chứng nhận theo yêu cầu của ngôi trường đó.
Mức lương của ngành luật kinh tế?
Khi đã biết học luật kinh tế ra làm gì thì từ đó bạn có thể căn cứ để xác định mức lương phù hợp. Ngành luật kinh tế có thể làm ở khu vực nhà nước và tư nhân nên môi trường làm việc cũng là yếu tố quyết định đến tiền lương của mỗi người. Lương của người học ngành Luật kinh tế còn phụ thuộc vào vị trí công tác, kinh nghiệm việc làm và đãi ngộ của mỗi đơn vị,… Nhưng nhìn chung mức lương của ngành học này cũng được đánh giá là ở mức khá cao.
Ví dụ như với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì mức lương sẽ dao động từ 4 đến 6 triệu đồng. Đối với người có kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm thì mức lương sẽ ở mức trên 6 triệu đồng. Người có kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm thì lương cơ bản sẽ trên 20 triệu đồng/tháng hoặc mức lương của vị trí trưởng phòng sẽ dao động từ 30 đến 40 triệu ( chưa tính đến % doanh thu của công ty). Từ đó bạn thấy rằng tuy mức lương cho người mới ra trường không quá cao nhưng dần dần, mức lương ấy sẽ tăng lên theo thâm niên hành nghề của bạn. Đôi khi bạn sẽ có thêm tiền hoa hồng, tiền thưởng nếu làm việc tốt.
Tham khảo bài viết:
Ngành Luật kinh tế học khối gì và ở đâu?
Ngành luật kinh tế là một ngành học xét tuyển với nhiều khối khác nhau như: Toán – lý – hóa (A00), Toán – lý – anh(A01), Văn – sử – địa(C00), Văn – anh – địa(D14),… Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một khối học phù hợp để có thể theo đuổi được đam mê và ước mơ của mình cũng như phù hợp với khả năng học của bản thân để dễ dàng thành công hơn.
Hiện tại trước nhu cầu học tập ngành Luật kinh tế mà có nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước tuyển sinh cho ngành học này. Khi nghiên cứu về các trường đào tạo khối Luật kinh tế các thí sinh nên chủ động trong việc ôn luyện để có kiến thức tốt nhất. Đặc biệt một số trường khi tuyển sinh còn xét thêm các tiêu chí phụ đòi hỏi thí sinh cần nắm bắt vấn đề toàn diện nhất. Tránh trường hợp tìm hiểu thiếu khoa học, bỏ sót thông tin sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả của bạn.
Thí sinh dự tuyển qua tìm hiểu học luật kinh tế ra làm gì và học ở đâu uy tín có thể tham khảo những ngôi trường chúng tôi tổng hợp dưới đây:
STT | Các trường đại học | Địa chỉ |
1 | Đại học Luật Hà Nội | 87 Nguyễn Chí Thanh, phường Thành Công, quận Đống Đa, Hà Nội |
2 | Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội | Nhà E1, 144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội |
3 | Học viên Ngân hàng | 12 Chùa Bộc, phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội |
4 | Đại học Luật, ĐH Huế | Khu Đại học Huế, đường Võ Văn Kiệt, phường An Tây, thành phố Huế |
5 | Đại học Vinh | 182 Lê Duẩn, Trường Thi, Thành phố Vinh, Nghệ An |
6 | Đại học Kinh tế, ĐH Đà Nẵng | 71 Ngũ Hành Sơn, Bắc Mỹ Phú, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng |
7 | Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM | 669 QL1A, khu phố 3, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh |
8 | Đại học Công nghệ TP.HCM | 475A Điện Biên Phủ, Phường 25, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh |
Việc tìm kiếm môi trường học tập giúp sinh viên nâng cao kỹ năng, vững vàng kiến thức để bước chân vào cuộc sống. Tuy nhiên môi trường đào tạo chỉ là một trong những yếu tố tạo nên thành công của những luật sư, chuyên viên trong tương lai. Vấn đề chính của thành công đòi hỏi người học ngành Luật kinh tế có khả năng phán đoán, tư duy phân tích và logic. Đồng thời có tinh thần trách nhiệm, khả năng chịu áp lực cao và công bằn khách quan trong công việc.
Bài viết đã chia sẻ đến mọi người những thông tin quan trọng và giúp bạn giải đáp được thắc mắc học luật kinh tế ra làm gì và ngoài ra còn có rất nhiều thông tin liên quan khác. Hy vọng rằng khi bạn quyết định lựa chọn theo học ngành luật kinh tế thì hãy tham khảo kỹ càng các thông tin ở trên để có cho mình một quyết định đúng đắn nhất.