Tìm hiểu về nghề đầu bếp cho người mới bắt đầu

Nếu bạn đang đi tìm cho mình một công việc, nghề nghiệp để thỏa mãn niềm đam mê ăn uống, nấu ăn của mình thì nghề đầu bếp là lựa chọn hoàn hảo nhất. Đây là một nghề gắn liền với gian bếp, nguyên liệu, gia vị nấu nướng để mang đến món ăn hấp dẫn cho mọi người xung quanh. Niềm vui của nghề đầu bếp chính là nhìn mọi người thưởng thức món ăn mình chế biến ngon miệng. Vì vậy bài viết dưới đây chúng tôi muốn cùng với mọi người tìm hiểu về nghề đầu bếp này nhé! 

Nghề đầu bếp là gì? Chức danh trong nhà bếp

Khái quát về nghề đầu bếp

Nghề đầu bếp hiện nay là một ngành nghề khá phổ biến ở nước ta và được rất nhiều người lựa chọn để theo đuổi. Nghề đầu bếp là nghề chỉ những con người làm công việc nấu nướng hoặc phục vụ nấu nướng tại các nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh ăn uống,… Đây là một công việc không phải thích là làm mà bạn cần phải có một quá trình tìm hiểu và nghiên cứu lâu dài.

Người làm nghề bếp phải được đào tạo bài bản, có chứng chủ hay bằng cấp về nấu ăn. Ngoài ra người làm bếp có thể được truyền nghề từ đầu bếp nổi tiếng hay được cộng nhận trên các tiêu chí đánh giá về nghề nghiệp. Vì vậy khi làm nghề đầu bếp chuyên nghiệp mọi người cần đảm bảo đầy đủ về tiêu chuẩn bằng cấp và kỹ năng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quá trình nấu ăn chuyên nghiệp và tình an toàn cho người thưởng thức món ăn.

Các chức danh trong nhà bếp

Trong không gian nhà bếp, người làm bếp được phân chia công việc để phù hợp với kinh nghiệm, kỹ năng của mình. Mỗi chức danh trong nhà bếp gắn liền với công việc cụ thể để tạo nên gian bếp nấu nướng khoa học, chuyên nghiệp. Đối với những nhà hàng nấu ăn không cần nhất thiết đầy đủ các chức danh nhưng các công việc vẫn được phân công hợp lý nhất. Do đó khi tìm hiểu về nghề đầu bếp bạn đừng quên khi xuất hiện các chức danh trong nhà bếp được chúng tôi đề cập dưới đây:

Các chức danh cơ bản trong khu bếp cao cấp
Các chức danh cơ bản khi tìm hiểu về nghề đầu bếp
  • Bếp trưởng: Đây là người giám sát mọi hoạt động trong khu bếp và đảm bảo chất lượng món ăn phục vụ khách hàng. Ngoài ra bếp trưởng tham gia hoạt động kinh doanh và tuyển chọn, đào tạo nhân  viên. Bếp trưởng đôi khi trực tiếp đứng bếp để chế biến món ăn.
  • Thư ký bếp: Quản lý hàng hóa, tài sản trong khu bếp đồng thời lên lịch cho các nhân viên bộ phận. Việc phân công này dựa trên yêu cầu từ bếp trưởng và nhiệm vụ công việc mà mỗi người đảm nhiệm.
  • Bếp phó điều hành:  Phối hợp với bếp trưởng điều hành hoạt động trong bếp. Hỗ trợ hoạt động tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng nhân viên mới đồng thời đứng bếp chế biến món ăn.
  • Đầu bếp chính: Đây là người có kinh nghiệm cao trong nấu nướng để sáng tạo thực đơn, giám sát công việc nấu nướng theo thực đơn và quản lý đầu bếp thuộc các bếp khác nhau.
  • Bếp trưởng bếp bánh: Đây là người hoạt động độc lập và báo cáo với bếp trưởng về các hoạt động. Công việc của họ là quản lý và đào tạo nhân sự, lên thực đơn, sáng tạo bánh và các món tráng miệng mới
  • Đầu bếp bộ phận: Là những người chuyên phục vụ một món hoặc nhóm món ăn chuyên nghiệp như: chuyên món Á, món Âu, món Hoa hay chuyên nước sốt, món nướng, món rau,…
Bếp trưởng có thể hướng dẫn, đào tạo nhân viên mới
Bếp trưởng có thể hướng dẫn, đào tạo nhân viên mới
  • Tổ trưởng tổ bếp: Tham gia nhiệt tình trong hoạt động nấu ăn và phân công công việc trong tổ như chế biến món ăn, trình bày món.
  • Tổ phó tổ bếp: Hỗ trợ tổ trưởng bếp điều phối công việc hàng ngày trong bếp, xếp lịch cho nhân viên bếp, phụ bếp, rửa bát, đào tạo nhân viên mới khi có yêu cầu.
  • Nhân viên bếp: Đây là những người thực hiện, hỗ trợ các công việc liên quan đến nấu ăn. Họ có thể thực hiện các món đơn giản và phụ việc dọn dẹp, chuẩn bị nguyên liệu với người phụ bếp để đẩy nhanh tốc độ làm việc.
  • Phụ bếp: Hỗ trợ công việc chế biến món ăn, chuẩn bị nguyên liệu, gia vị, bát đĩa cần thiết
  • Trưởng bộ phận tạp vụ bếp: Quản lý khâu nhận và lưu trữ các mặt hàng cho bếp đồng thời đào tạo nhân viên tạp vụ
  • Nhân viên tạp vụ: Chịu trách nhiệm làm sạch bát đĩa, dụng cụ nấu nướng và không gian bếp. Công việc này khá vất vả vì lượng bát đĩa, dụng cụ nấu nướng trong khu bếp cao cấp rất lớn.

Nghề đầu bếp thực hiện công việc gì?

Khi tìm hiểu về nghề đầu bếp có nhiều chức danh, địa vị phân chia theo kiến thức chuyên môn, kỹ năng, có hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Mỗi một vị trí đều có những yêu cầu riêng về công việc và đòi hỏi tất cả các bộ phận phải có sự kết hợp hài hòa với nhau để công việc trong bếp được tiến hành nhanh chóng, đảm bảo bữa ăn đến với khách hàng thật ngon, sạch sẽ, đúng thời gian, trình bày đẹp mắt,…

Nghề đầu bếp chắc chắn là một nghề đòi hỏi cực nhiều kỹ năng, sự khéo léo, tỉ mỉ, biết trau dồi và tiếp thu các kiến thức từ bên ngoài để sáng tạo nên những món ăn ngon nhất. Mỗi món ăn họ thực hiện cần thể hiện kỹ năng điêu luyện, sự quan sát tỉ mỉ và tình cảm mà bạn gửi trọn trong món ăn đó. Để đạt được một thành tựu cũng như vị trí xứng đáng thì bạn phải đi từ từ, bắt buộc phải biết và nắm rõ và biết làm các công việc như:

Kiểm tra lại chất lượng và số lượng nguyên liệu trước khi chế biến
Kiểm tra lại chất lượng và số lượng nguyên liệu trước khi chế biến
  • Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị và vệ sinh đồ dùng sau khi sử dụng. 
  • Biết cách lựa chọn các loại thực phẩm, nguyên liệu đầu vào sạch sẽ, có xuất xứ, nguồn gốc và hạn sử dụng rõ ràng để món ăn khi chế biến xong sẽ luôn được thơm ngon, trọn vị.
  • Biết cách chế biến, sơ chế các loại thực phẩm theo nhiều phương pháp chế biến như: rán, nướng, quay, chiên, hấp,… 
  • Biết cách áp dụng các phương pháp, kỹ năng độc đáo để sáng tạo ra nhiều món ăn mới. Đây được xem là điểm riêng, nét vượt trội để tạo nên thương hiệu của người làm bếp
  • Có gu thẩm mỹ, trình bày các món ăn thật bắt mắt và thu hút. Yếu tố thẩm mỹ góp vai trò quan trọng trong việc đánh giá món ăn có chất lượng hay không. Đặc biệt khi làm việc ở những gian bếp cao cấp thì yếu tố thẩm mỹ phải được quan tâm đặc biệt.
  • Có hiểu biết nhiều loại thực phẩm, biết nhận biết và bảo quản từng loại thực phẩm khác nhau. 
  • Biết quản lý các bộ phận làm bếp khác để đảm bảo đúng thời gian phục vụ món ăn cho khách hàng và công việc diễn ra nhanh chóng.

Kỹ năng của nghề đầu bếp

Khi tìm hiểu về nghề đầu bếp thì việc đầu tiên bạn cần nắm bắt được những công việc chính mà người làm bếp cần có. Căn cứ trên những công việc đó mà người làm bếp phải trau dồi các kỹ năng liên quan để hoàn thành công việc tốt nhất. Vì vậy người đầu bếp cần trang bị đầy đủ các kỹ năng như:

  • Giữ dao luôn sắc bén: Có 5 nguyên tắc về việc dùng dao mà bạn cần nhớ: Biết phân loại dao sử dụng cho từng loại nguyên liệu – biết mài dao đúng cách – không dùng máy rửa chén để rửa dao – chọn thớt phù hợp với loại dao – khi sử dụng xong cần cắm dao vào giá gỗ hoặc bọc dao cẩn thận.
  • Khu vực làm việc phải luôn sạch sẽ vì đây sẽ là một yếu tố quan trọng để đánh giá kỹ thuật, tay nghề và trách nhiệm với nghề của bạn.
  • Rèn luyện kỹ năng nêm nếm, điều chỉnh gia vị sao cho đạt tiêu chuẩn và vừa ý của khách hàng. Mỗi khách hàng có khẩu vị riêng do đó khi món ăn đưa ra cần đảm bảo gia vị được nêm nếm vừa phải.
Người đầu bếp không ngừng nâng cao kỹ năng chuyên môn
Người đầu bếp không ngừng nâng cao kỹ năng chuyên môn
  • Kiểm soát nhiệt độ chế biến món ăn, bên cạnh đó cũng cần kiểm soát nhiệt độ của bản thân vì khi làm nghề đầu bếp, áp lực công việc cũng khá cao.
  • Không từ chối công việc gì dù là việc nhỏ nhất, để tiến xa hơn trong nghề thì bạn cần phải đi từ từ, tích lũy kinh nghiệm và trau dồi thật nhiều kỹ năng.
  • Cố gắng nâng cao kiến thức, hiểu biết về ẩm thực cả ở trong và ngoài nước. Tích cực học tập các món ăn mới từ các đồng nghiệp và biết cách biến hóa món ăn để món ăn đó thành thương hiệu của chính bản thân mình.
  • Ghi chép chọn lọc các thông tin quan trọng như: bí kíp, hoặc địa chỉ uy tín mua nguyên liệu hoặc cách chỉnh nhiệt độ, gia vị,…
  • Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác, từ đồng đội và từ chính khách hàng để nâng cao tay nghề của bản thân hơn. Không nên có thái độ thù địch, căm ghét đối với những góp ý chân thành để giúp bạn hoàn thiện kỹ năng, trình độ nấu nướng.

Nghề đầu bếp cho bạn những gì?

Sáng tạo món ăn ngon, đẹp mắt

Việc tạo nên món ăn ngon, đẹp mắt và giàu dinh dưỡng là mục đích cuối cùng khi tìm hiểu về nghề đầu bếp. Khi tạo nên những món ăn ngon phù hợp với mọi người thì tâm trạng người làm bếp trở nên phấn khởi, thăng hoa. Vì vậy tiếp cận với công việc bếp giúp mỗi người thúc đẩy khả năng sáng tạo, nỗ lực cố gắng hết mình. Tuy nhiên không phải món ăn nào làm ra cũng thành công lần đầu mà đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì để tạo nên món ăn chất lượng nhất.

Tham khảo bài viết khác:

Cơ hội việc làm rộng mở

Hiện nay dịch vụ nhà hàng, khách sạn ở nước ta đang rất phát triển kéo theo công việc liên quan đến nghề đầu bếp cũng phát triển theo. Nếu bạn mới vào nghề thì có thể làm việc với tư cách là một phụ bếp rồi dần dần sẽ phát triển hơn. Còn nếu bạn có kinh nghiệm, kỹ năng cao, biết tiếng,… thì bạn có thể làm việc tại rất nhiều nơi như: khách sạn, nhà hàng, câu lạc bộ, quán cafe, các cơ quan, đơn vị,…

Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia giao lưu văn hóa ẩm thực với nhiều địa phương, các quốc gia khác trên thế giới, tham dự các cuộc thi, các hội nghị, triển lãm về ẩm thực để quảng bá ẩm thực Việt đến khắp mọi nơi. Nếu không muốn làm thuê, sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm bạn có thể tự mở một quán ăn mang thương hiệu của chính mình.

Nghề đầu bếp với cơ hội việc làm mở rộng, phát triển
Nghề đầu bếp với cơ hội việc làm mở rộng, phát triển

Thu nhập ổn định

Hiện nay, mức lương của nghề đầu bếp ở Việt Nam cũng được đánh giá ở mức cao. Với vị trí phụ bếp chính thì mức lương sẽ dao động từ 4 đến 8 triệu/tháng, với bếp chính thì là 5 đến 10 triệu/tháng, vị trí bếp trưởng là 10 đến 30 triệu/tháng,… Chưa kể đến những giờ tăng ca, thưởng nóng, thưởng lễ tết và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng khác.

Những khó khăn của nghề đầu bếp

Thiếu thời gian nghỉ ngơi

Nghề đầu bếp là một công việc cực kỳ vất vả, hầu như thời gian làm việc là liên tục theo ca, bao gồm cả những ngày cuối tuần và những ngày lễ tết theo yêu cầu của khách hàng. Đối với nghề bếp thì ngày chủ nhật hay dịp Lễ Tết họ phải làm hết công suất để phục vụ nhu cầu lớn từ khách hàng. Bởi lẽ dịp lễ Tết thì khách hàng thường tổ chức ăn uống, liên hoan tại nhà hàng, khách sạn với nhu cầu lớn.

Ngoài ra, công việc này nhiều khi khá căng thẳng và bận rộn đặc biệt là vào những giờ cao điểm. Người đầu bếp phải kiểm soát tình hình trong khu vực bếp từ các thực phẩm, nguyên vật liệu mua vào, cách sơ chế các món ăn, các vật dụng dùng cho việc nấu nướng…. Do đó họ phải thức khuya, dậy sớm để tập trung làm tốt công việc thậm chí chẳng còn tâm trí giải trí, vui chơi cá nhân.

Công việc lặp lại tẻ nhạt

Tìm hiểu về nghề đầu bếp thì bạn có thể hiểu rằng công việc nấu nướng hằng ngày được lặp đi lặp lại. Điều này gây nên cảm giác chán nản vì cảm thấy tương lai mù mịt. Cùng với đó khi mới đầu làm bếp bạn sẽ được giao những công việc không liên quan đến nấu ăn như tạp vụ, rửa bát, dọn vệ sinh … Cơ hội tiếp cận với nghề và vận dụng kiến thức không có dễ khiến mỗi người bi quan, bỏ công việc giữa chừng. Vì vậy mọi người cần phải kiên trì để đánh bại cảm giác bi quan, chán nản khi mới bắt đầu tiếp cận công việc.

Nghề đầu bếp với những công viên lặp lại đòi hỏi sự kiên trì cao
Nghề đầu bếp với những công viên lặp lại đòi hỏi sự kiên trì cao

Thường xuyên nghe lời lẽ không hay

Khi tiếp cận với nghề thì mỗi người nên làm quen với các áp lực từ thời gian, sức nóng từ trong khu bếp hay từ người quản lý cấp trên. Nếu đang trong thời gian học việc mà các công đoạn không được xử lý nhanh chóng sẽ dẫn đến chỉ trích từ bếp trưởng. Khi không chịu đựng được áp lực, nhắc nhở từ mọi người thì dễ dẫn đến tủi thân, buông xuôi mọi việc.

Khi trình bày món ăn mới đến khách hàng mà khách hàng không vừa ý bạn cũng có thể nghe những lời không hay từ khách hàng. Những lời nói xuất phát từ lúc nóng giận sẽ khiến bạn nóng giận, tổn thương. Khi bạn suy nghĩ tích cực hơn thì những điều gặp phải đó sẽ giúp bạn trưởng thành, phát triển hơn nữa.

Học nghề đầu bếp ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều trường đại học đã đưa ngành học liên quan đến đầu bếp vào thành một chuyên ngành để giảng dạy. Mọi người có thể theo học tại nhiều trung tâm uy tín và có tiếng trên địa bàn mình sinh sống. Ngoài ra bạn cũng nên ra ngoài để tìm hiểu và trau dồi thêm nhiều kỹ năng như: đi làm thêm tại các quán ăn, nhà hàng, quán cafe,…

Nếu muốn học tập ở môi trường hiện đại cùng việc cung cấp chứng chỉ đào tạo bài bản bạn có thể theo học đại học, trung tâm. Dưới đây là các địa chỉ đào tạo mà bạn có thể tìm hiểu về nghề đầu bếp từ kỹ năng chuyên môn đến tinh thần làm việc:

Cần tìm kiếm môi trường đào tạo đầu bếp chất lượng, chuyên nghiệp
Cần tìm kiếm môi trường đào tạo đầu bếp chất lượng, chuyên nghiệp
 STT Trường đại học, cao đẳng và trung tâm Địa chỉ Ngành, chuyên ngành
1 Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội Kỹ thuật chế biến món ăn
2 Cao đẳng Công thương Việt Nam Khu đô thị mới Nghĩa Đô, Cổ Nhuế , Bắc Từ Liêm, Hà Nội Kỹ thuật chế biến món ăn
3 Cao đẳng du lịch Hà Nội 236 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội Kỹ thuật chế biến món ăn, Nghiệp vụ chế biến món ăn, Nghiệp vụ làm bánh
4 Cao đẳng Kinh tế — Kỹ thuật thương mại 126 Phố Xốm, Phú Lâm, Hà Đông, TP Hà Nội Kỹ thuật chế biến món ăn
5 Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội đường Phú Minh, P. Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Quản trị chế biến món ăn
6 Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội 252 Hạ Hội, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội Quản trị chế biến món ăn
7 Cao đẳng Văn Lang 457 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Kỹ thuật chế biến món ăn (hệ trung cấp)
8 Cao đẳng quốc tế Pegasus – 2/2C khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc, phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội​

– Tòa nhà Pegasus, Vùng Trung 3, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Chế biến món ăn và làm bánh, Kỹ thuật chế biến món ăn, KT chế biến món Âu, KT chế biến món Việt, KT chế biến Bánh, KT chế biến bánh Âu
9 Trung cấp nghề nấu ăn – Nghiệp vụ Du lịch và Thời trang Hà Nội Số 6, Ngõ Lệnh Cư, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội Kỹ thuật chế biến món ăn, Kỹ thuật làm bánh
10 Trung cấp Kinh tế – Du lịch Hoa Sữa Số 1118 Đường Nguyễn Khoái, P.Lĩnh Nam, Q.Hoàng Mai, Hà Nội Chế biến món ăn, Bánh mỳ – Bánh ngọt (hệ trung cấp)

Chế biến món Á, món Âu, món Á cơ bản, món Á chuyên sâu,…(hệ sơ cấp)

11 Trung tâm dạy nghề ẩm thực Netspace số 2 ngõ 90 Phố Ngụy Như Kontum, Thanh Xuân, Hà Nội Bếp căn bản, bếp chính, bếp trưởng, bếp chuyên nghiệp quốc tế, chuyên gia làm bánh, bánh kem hiện đại
12 Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM Số 140 Lê Trọng Tấn, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp.HCM Khoa học chế biến món ăn – Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực
13 Đại học Công nghiệp Tp.HCM – Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm Lầu 4, Nhà F, 12 Nguyễn Văn Bảo, P. 4, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Dinh dưỡng và Khoa học thực phẩm
14 Trung cấp nghề Quản lý khách sạn Việt Úc 402 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, Tp. HCM Bếp Hoa chuyên nghiệp, Bếp Việt Nam chuyên nghiệp, Bếp Âu – Á chuyên nghiệp, Bếp Nhật chuyên nghiệp, Bếp Âu nâng cao, Bếp trưởng bếp bánh
15 Cao đẳng nghề du lịch Sài Gòn 347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10, Tp.HCM Kỹ thuật chế biến món ăn

Tìm hiểu về nghề đầu bếp thì chúng ta lại càng hiểu và trân trọng hơn về những hy sinh thầm lặng của họ để mọi người có bữa ăn bếp. Đối với gian bếp nhà, người đầu bếp là cha, là mẹ luôn tạo nên những bữa ăn dinh dưỡng, đầu tình cảm để các thành viên có thể quây quần bên nhau sau ngày học tập, lao động mệt mỏi. Mỗi món ăn đó đều chứa đựng tình yêu thương của người tạo nên món ăn dành cho người mình thương yêu nhất.

Share This Post