Thi THPT Quốc Gia là một trong những bước ngoặt lớn nhất trong đời học sinh. Để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi này, các em đã dành hết thời gian và sự nỗ lực để thu nạp kiến thức và rèn luyện thật nhiều. Một trong những nguồn tài liệu tốt và chính xác nhất mà các em nên ôn luyện chính là đề thi của những năm trước. Bài viết dưới đây bao gồm đề thi Văn THPT Quốc Gia 2021 đợt 1, đợt 2 kèm theo lời giải chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu có ích đối với các em.
Mục lục:
Đề thi Văn THPT Quốc Gia 2021 đợt 1
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên, mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời.
Sông hình thành lực đẩy và cuốn trôi dần các lớp đất và nền khi dòng chảy từ từ mở rộng và sâu thêm, giống như một đứa trẻ với đôi mắt sáng ngời vươn mình lớn dậy. Dòng sông trở nên đủ mạnh mẽ để xuyên qua núi hay thậm chỉ tạo thành một hẻm núi.[…]
Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều chuyện nhiều hơn. Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên hai bên bờ và người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng.
Dòng sông, giờ đã ở tuổi xế chiều, lại càng trở nên dịu dàng khi nó tiến dần ra phía biển. Rồi cũng đến lúc nó ra tới biển và dòng chảy của nước cuối cùng cũng đi tới hồi kết.
Tất cả những trầm tích được nước mang theo lúc đó lắng lại ở cửa sông. Kết quả là một vùng châu thổ được hình thành. Sông Hằng, sông Mississippi và sông Amazon đều đã hình thành những châu thổ tựa như thành một vùng đất rộng lơn, tạo nên một đường bờ biển mới và rộng rãi. Những vùng châu thổ màu mỡ này hình thành nên những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới – món quà cuối cùng mà nước dành tặng cho loài người, trước khi nó hiến mình cho đại dương vào lúc cuối đời.
(Trích Bí mật của nước, Masaru Emoto, NXB Lao động, 2019, tr.90-93)
Tham khảo: https://luyenthidaminh.vn/de-thi/de-thi-tot-nghiep-thpt/de-thi-tot-nghiep-mon-van/
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Theo đoạn trích, sự ra đời của một dòng sông diễn ra như thế nào?
Câu 2: Trong đoạn trích, món quà cuối cùng nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cá là gì?
Câu 3: Những câu văn sau giúp anh/chị hiểu gì về dòng chảy của nước và cuộc sống của con người?
Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên hai bên bờ và người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng.
Câu 4: Qua hành trình từ sông ra biển của nước trong đoạn trích, anh/chị rút ra những bài học gì về lẽ sống?
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết sống cống hiến.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài thơ Song, nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.155)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.
Đáp án đề thi Văn THPT Quốc Gia 2021 đợt 1
I. Phần đọc hiểu:
Câu 1.
– Sự ra đời của dòng sông, theo đoạn trích: Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời.
Câu 2.
– Theo đoạn trích, món quà cuối cùng nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả là những vùng châu thổ màu mỡ – những vùng nông nghiệp vĩ đại.
>> Xem thêm:
Câu 3.
Câu văn trên ẩn dụ về dòng chảy của nước và cuộc đời của mỗi con người:
– Dòng chảy của nước luôn luôn vận động, không ngừng nghỉ và chứng kiến tất cả những hoạt động diễn ra thường ngày của con người.
– Dòng sông chầm chậm trôi ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, khi chúng ta biết sống chậm lại để lắng nghe và quan sát, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên sâu sắc hơn.
Câu 4.
Bài học về lẽ sống mà văn bản muốn gửi gắm qua hành trình từ sông ra biển của nước:
– Cuộc đời mỗi con người là hữu hạn, hãy sống thật ý nghĩa. Để giống như dòng chảy kia, khi vừa sinh ra, chúng ta chỉ là những giọt nước nhỏ bé được trào lên từ những kẽ hở trên mặt đất nhưng khi cuối đời, ta đã phát triển thành một vùng đất rộng lớn.
– Cuộc sống chứa đựng muôn vàn thử thách và khó khăn, hãy mạnh mẽ như dòng chảy để có thể xuyên qua núi hay thậm chí tạo thành một hẻm núi, đánh bật lại những khó khăn của cuộc đời mình.
– Cuộc sống có vô vàn màu sắc và cung bậc khác nhau, hãy sống chậm lại một chút để lắng nghe và tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc đời, để từ đó bồi đắp thêm sự phong phú cho tâm hồn mỗi chúng ta.
II. Phần làm văn:
Câu 1:
Khái niệm cống hiến: là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng và trí tuệ của mình để đóng góp cho lợi ích chung của xã hội. Sống cống hiến là không màng đến lợi ích cá nhân mà làm hết mình vì lợi ích chung, vì sự phát triển của một tập thể, một cộng đồng… Cống hiến là một trong những đức tính và phẩm chất tốt đẹp của con người.
Câu 2:
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: Xuân Quỳnh là một trong những người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ Việt Nam từ sau 1945. Đó là tình yêu vừa nồng nàn, sôi, say đắm, vừa tha thiết dịu dàng, vừa giàu trực cảm, lại lắng sâu trải nghiệm những suy tư.
– Giới thiệu tác phẩm: “sóng” là tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” xuất bản năm 1968.
– Giới thiệu luận đề: Cảm xúc về đoạn trích. Nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.
2. Thân bài:
Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích nằm trong tác phẩm “Sóng” thuộc giới hạn từ khổ thơ thứ 3 đến khổ thơ thứ 5. Đoạn trích nói đến khát vọng tự nhận thức và nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ.
Cảm nhận đoạn trích:
* Khát vọng tự nhận thức của người con gái trong tình yêu (Khổ 3 và khổ 4)
Hình tượng “sóng” diễn tả bản chất của tình yêu – sự bí ẩn không thể lý giải được của tình yêu:
– Sự đối lập “em” >< “muôn trùng sóng bể” là sự đối lập giữa cái nhỏ bé, hữu hạn với cái vô biên, rộng lớn của vũ trụ -> Làm thức dậy những suy tư, trăn trở.
– “Em nghĩ” hai tiếng ấy lặp lại như là sự khám phá, tìm tòi.
+ Về biển lớn: “Từ nơi nào sóng lên?” -> Trả lời: “Sóng bắt đầu từ gió”
+ Về anh, em: “Khi nào ta yêu nhau?” -> Trả lời “Em cũng không biết nữa”
=> Hai câu hỏi đan cài vào nhau, nhập hòa vào một. Chúng ta có thể lý giải được cội nguồn của sóng, của gió nhưng không thể nào cắt nghĩa, lý giải được nguồn cội của tình yêu. Nó lạ lùng bí ẩn nhưng cũng rất tự nhiên.
* Nỗi nhớ trong tình yêu (Khổ 5)
Hình tượng “sóng” diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu:
– Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”. Nỗi nhớ gắn với không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, với “bờ”; nó bao trùm cả thời gian “ngày đêm không ngủ được”, và xâm chiếm tâm hồn con người, ngay cả trong vô thức.
– Đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp phần diễn tả sự trào dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu.
– Vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh chính là tiếng lòng của tâm hồn người phụ nữ khi yêu được thể hiện một cách dịu dàng, đằm thắm.
– Bài thơ Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện nét nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Tình yêu được thể hiện trong bài thơ vừa mạnh mẽ, nồng nàn lại vừa dịu dàng, sâu lắng, chính nó đã làm nên vẻ đẹp nữ tính trong hình tượng sóng.
– Tình yêu đó còn chan chứa sự trăn trở, suy tư của người con gái khi yêu. Những băn khoăn, âu lo được Xuân Quỳnh thể hiện vô cùng mềm mại, nữ tính qua những câu hỏi như: Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau.
– Tính nữ đó còn được thể hiện một cách bình thường, dung dị qua khao khát hạnh phúc đời thường – khao khát thường trực thể hiện trong thơ Xuân Quỳnh. Đó là nỗi nhớ da diết, cháy bỏng, “cả trong mơ còn thức” của người con gái khi yêu.
=> Bài thơ Sóng chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm cho thấy vẻ đẹp tâm hồn cũng như tấm lòng trắc ẩn của người phụ nữ khi yêu.
Đề thi Văn THPT Quốc Gia 2021 đợt 2
I. ĐỌC HIỂU
Bạn có xem quê hương mình khác với quê hương của người khác, hay mọi xứ sở đều thiêng liêng đối với bạn?
Thật ra, bạn vẫn luôn ở nhà mình ngay cả khi bạn đang đứng ở bất kỳ vị trí nào tên hành trình này. Tất cả chúng ta vẫn cùng nhau chia sẻ mọi thứ tên trái đất, môi trường và cả bầu không khí chúng ta hít thở. Hãy chăm sóc và giữ gìn hành tinh này vì đó là mái nhà thân yêu của bạn, để cho các thế hệ mai sau – bất kể màu da, sắc tộc, tôn giáo, quy tịch – có thể phát triển một cách trọn vẹn trong tương lai.
Hãy bắt đầu xây dựng mái nhà chung từ những điều gần gũi nhất, bằng những việc, bằng những việc đơn giản nhất. như không hút thuốc, trồng thêm cây xanh, không đối xử thô bạo với động vật… Một khi đã phá dỡ được hàng rào ngăn cách giữa con người với thiên nhiên, với vài vật, chúng ta mới có thể thụ hưởng một cuộc sống bình yên.
Tôi tin rằng, đến một lúc nào đó, tất cả mọi người sống trên hành tinh này đều nhìn nhận nhau như những thành viên trong cùng một gia đình, và yêu thương nhau như chính bản thân. Có lẽ sẽ đến một ngày, chúng ta giận ra rằng tất cả đều là anh em trội nhà, và sẽ luôn được an toàn khi biết chấp nhận, nương tựa vào nhau.
Không phải ngẫu nhiên và hai từ “loài” và “người” luôn xong hành khăng khít để hình thành nên gia đình nhân loại. Vậy, chúng ta hãy sống cho đúng với danh xưng của mình. Tất cả chủng ta chỉ là một bàn thể: nhân loại. Đã đến lúc thôi để ý đến những khác biệt bề ngoài, hãy nhận ra rằng tất cả chúng ta điếu chung dòng máu đỏ.
(Trích Món quà cuộc sống, Dr. Bettle S. Siegel, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr. 26-2T)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo đoạn trích, mục đích của việc chăm sóc và giữ gắn hành tinh này là gì?
Câu 2. Chỉ ra những điều cần gũi, những việc đơn giản nên làm để bắt đầu xây dựng thái nhà chung được tiêu trong đoạn trích.
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định “Thật ra, bạn vẫn luôn ở nhà mình ngay cả khi bạn đang đứng ở bất kỳ vị trí nào tên hành trình này” trong đoạn trích?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến trong đoạn trích “Đã đến khác thải để ý đến những khác biệt bể ngoài, hãy nhận ra rằng tất cả chúng ta đều chung đông tải đỏ” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng viết:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây tổn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Cả thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 88-89)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét cảm hứng lãng mại của Quang Dũng trong trong đoạn thơ.
Đáp án đề thi Văn THPT Quốc Gia 2021 đợt 2
Dưới đây là lời giải chi tiết cho đề thi Văn THPT Quốc Gia 2021 đợt 2. Lưu ý, môn Văn khác với những môn thi trắc nghiệm. Đây chỉ là gợi ý mang tính tham khảo. Mỗi học sinh đều có cách hiểu, cách cảm nhận và lối hành văn riêng. Tuy nhiên cần đáp ứng phải có những nội dung chính sau:
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1:
Theo đoạn trích, mục đích của việc chăm sóc và giữ gìn hành tinh vì đó là mái nhà thân yêu của bạn, để cho các thế hệ mai sau – bất kể màu da, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch – có thể phát triển một cách trọn vẹn trong tương lai.
Câu 2:
Hãy bắt đầu xây dựng ngôi nhà chung từ những điều gần gũi nhất, bằng những việc đơn giản nhất như không hút thuốc, trồng thêm cây xanh, không đối xử thô bạo với động vật,…
Câu 3:
Ý hiểu: chúng ta cùng chung một mái nhà lớn là Trái Đất này, cùng nhau ăn uống, sinh hoạt và phát triển trên đó, chính vì thế mà ta cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn hành tinh này.
Câu 4:
a. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận.
* Giải thích:
Hợp tác: cùng nhau trao đổi, tìm ra giải pháp, hướng đi phù hợp cho tập thể, tổ chức của mình để đạt được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, hợp tác còn là sự thỏa hiệp của con người để đạt được mục tiêu tốt nhất có thể. Sự hợp tác ăn ý là yếu tố vô cùng quan trọng để làm nên thành công của tập thể
* Phân tích:
– Sự hợp tác, đoàn kết là sức mạnh cốt lõi để một tập thể đạt được thành tựu. Mỗi người trong tổ chức sẽ có nhiệm vụ, chức năng khác nhau, cùng nhau hướng về kết quả.
– Sự hợp tác không chỉ giúp tập thể có được thành công mà nó còn thể hiện bản lĩnh, nhân cách của con người thông qua việc chúng ta giao tiếp, đối xử với mọi người.
– Sự hợp tác, đoàn kết giúp con người gắn kết với nhau, tạo nên sức mạnh to lớn cả về tinh thần lẫn vật chất, làm được những việc lớn lao và chắc chắn thành công trong công việc.
b. Chứng minh
– Là học sinh, nhất định phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè, tích cực tham gia các hoạt động chung của tập thể và cộng đồng, xây dựng mối liên kết bền chặt với những người xung quanh, không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện bản thân để trở thành người hữu ích.
c. Phản đề
Nếu không có tinh thần hợp tác với mọi người, bản thân sẽ làm việc đơn độc, không nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của tập thể, khó vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt công việc. Người không muốn hợp tác thường tách mình ra khỏi tập thể, sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm. Những người như thế thật đáng chê trách.
d. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: tinh thần hợp tác trong cuộc sống, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
II. Làm văn (7đ):
1. Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến
– Dẫn dắt vào trích thơ: Khổ thơ thể hiện một thế giới lãng mạn và trữ tình ở vùng Tây Bắc với những kỉ niệm đẹp
2. Thân bài
– Thiên nhiên và con người Tây Bắc là một thế giới hoàn toàn khác với đoạn thơ đầu. Đó là một cảnh sắc mềm mại, uyển chuyển, tinh tế, đầy chất thơ, chất nhạc và hào hoa lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa…
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
+ Hình ảnh quá đỗi đẹp giữa thiên nhiên con người Tây Bắc, đó là hình ảnh giao lưu giữa các chiến sĩ hành quân và các cô gái Thái e ấp, dịu dàng và không kém phần rực rỡ
+ Họ cùng giao lưu, chuyện trò, cùng nhảy múa cho ta thấy được tình cảm quân nhân đối với những người dân và ngược lại
+ Đó là một đêm nhạc vui vẻ của những người chiến sĩ, bỏ lại đằng sau sự ác liệt của chiến tranh
-> Quang Dũng đã vẽ lên những nét vẽ khỏe khoắn và đầy mê say dẫn người đọc vào một đêm liên hoan văn nghệ đầy hấp dẫn.
+ Chúng ta có thể thấy được các cô gái nơi đây có một sự chuẩn bị kĩ lưỡng khi đứng trước những chiến sĩ, đó không chỉ nói lên sự ngưỡng mộ đối với các chiến sĩ mà còn thể hiện sự quan tâm tình cảm của các cô gái dành cho các chiến sĩ, nó được nhìn rõ qua câu thơ:
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
– Sẽ rất thiếu sót nếu như chúng ta dừng lại ở đây. Bởi lẽ bốn câu sau của đoạn thơ mới thực sự thi vị. Cả bốn câu là cảnh sắc Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang, huyền ảo:
+ Một không gian bảng lảng khói sương như trong cõi mộng cứ thế hiện ra. Cái thực của khí trời Tây Bắc, cái mộng của không khí bảng lảng sương khói hiện lên như một miền cổ tích.
=> Qua những nét vẽ hư ảo trên, ta như thấy trước mắt mình một bức tranh sơn thủy hữu tình mang dấu ấn của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, tài hoa vô cùng yêu mến, gắn bó với mảnh đất miền Tây – tâm hồn Quang Dũng.
Hy vọng rằng đề thi Văn THPT Quốc Gia 2021 đợt 1, đợt 2 cùng đáp án sẽ là nguồn tài liệu quý giá giúp các em chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPQ Quốc Gia 2022. Chúc các em đạt điểm thật tốt và đậu vào trường đại học ước mơ!