Điểm chuẩn Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU) 2021

Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội đào tạo những chuyên ngành nào? Có nên đăng ký nguyện vọng vào trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội? Học ở trường có dễ xin việc không? Chắc hẳn đang có nhiều sĩ tử cũng như quý vị phụ huynh đang cùng tìm hiểu và băn khoăn. Đây là ngôi trường còn tuổi đời khá “khiêm tốn” so với những trường cùng đào tạo trong lĩnh vực tài chính. Vì có lẽ vậy mà vẫn còn nhiều thắc mắc và câu hỏi liên quan đến trường vẫn chưa được giải đáp. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy chế tuyển sinh và điểm chuẩn Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội năm 2021 nhé.

Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội được thành lập vào ngày 21/12/2010 theo Quyết định số 2336/2010/QĐ-TTg  của Thủ tướng Chính Phủ. Đến nay, tuy chỉ mới bước qua năm thứ 10 nhưng trường đã dần dần tạo dấu ấn đặc biệt và xây dựng thương hiệu riêng về ngôi trường đại học hàng đầu cả nước. Trong tương lai, chất lượng giảng dạy và thành công của những lứa sinh viên sau khi ra tốt nghiệp sẽ ngày càng đưa tên tuổi của trường đến với đông đảo học sinh và phụ huynh hơn.

Với kim chỉ nam hướng đến trung tâm Chuyên ngành – Đa cấp – Liên thông – Hội nhập và nghiên cứu khoa học kinh tế – tài chính, Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội luôn không ngừng nỗ lực để đào tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, đạt chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán cho các doanh nghiệp, tập đoàn, cơ quan. Đồng thời, góp phần phục vụ, xây dựng cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước.

Hiện nay, Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội có 2 cơ sở. Trụ sở chính rộng 109.563 m2 nằm tại địa chỉ Xã Tiền Phong – Huyện Mê Linh – Thành phố Hà Nội. Cơ sở 2 phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường rộng 11,300 m2, đặt ở vị trí Số 136 – Đường Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội. Tuy “tuổi đời” còn trẻ nhưng chất lượng giảng dạy của trường luôn đạt chuẩn và không ngừng được cải thiện. Vì thế, điểm chuẩn Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội trong những năm gần đây càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn.

Cổng trường đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội rất khang trang
Cổng trường đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội rất khang trang

Tại trụ sở chính, trường đang trong giai đoạn khởi công xây dựng dự án Nhà đa năng với quy mô 7 tầng và 1 tầng áp mái có diện tích xây dựng 1,677 m2. Công trình này tương lai sẽ nằm ở phía Đông Bắc của trường. Thiết kế mặt bằng hai cánh cửa mở theo hình chữ V và hội tụ lại tòa nhà trung tâm ở giữa giúp tăng tối đa diện tích sử dụng và sinh viên dễ dàng di chuyển hơn.

Xung quanh khuôn viên còn được trồng rất nhiều cây cây tạo nên cảnh quang thoáng mát để sinh viên được tận hưởng môi trường tốt nhất. Ngoài trường, bên cạnh còn có khu đất với mục đích làm nhà ở cho cán bộ, giảng viên có nhu cầu sống và làm việc tại trường. 2 dãy biệt thự này có thiết kế hiện đại, hướng vào bên trong khu đất.

Với 110 giảng viên cơ hữu, trong đó có đến 90% giảng viên có học vị Thạc sỹ trở lên. Ngoài ra, sinh viên khi theo học tại trường cũng được lĩnh hội nhiều kiến thức thú vị, bổ ích từ những giảng viên thỉnh giảng giàu kinh nghiệm về cả lý thuyết lẫn thực hành. Đội ngũ hơn 70 giảng viên thỉnh giảng đều đang công tác tại những ngôi trường đại học hàng đầu cả nước như Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính Đại học Thương mại,…

Bởi vì “sinh sau đẻ muộn” tất cả các cơ sở tại Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội đều được xây dựng với thiết kế mới, hiện đại và tân tiến. Sinh viên không phải học ở những căn phòng đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Ngược lại, sinh viên sẽ được học tập, nghiên cứu, giao lưu cùng nhau và trao đổi với giảng viên trong những giảng đường từ 50 đến 200 chỗ rộng rãi, trang bị đầy đủ vật dụng như điều hòa, máy chiếu, quạt, camera,… để đáp ứng tối đa nhu cầu.

Đặc biệt, ở Việt Nam hiện nay, trừ những trường đại học tư thục hoặc đại học quốc tế có học phí đắt đó, hiếm có sinh viên nào được điểm danh bằng máy quét vân tay như Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội. Xung quanh trường luôn được bao phủ bởi hệ thống wifi mạnh mẽ, phục vụ tối đa nhu cầu học tập, sinh hoạt và giải trí của sinh viên.

Vừa áp dụng những phương thức quản trị mới nhất, Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội vừa có hệ thống thư viện truyền thống 2 phòng rộng 200m2, có hơn 3000 đầu sách với 15.000 cuốn đa dạng thể loại để sinh viên tự nghiên cứu, phục vụ quá trình học tập. Ngoài ra, thư viện điện tử DLIP của trường sẽ rất hữu ích dành cho sinh viên đang ở xa, không thể đến trực tiếp tại trường như trong thời điểm đại dịch hiện nay. Cơ sở vật chất quá xịn xò, thu hút nhiều thí sinh nộp hồ sơ, không ngạc nhiên khi điểm chuẩn Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội ngày càng tăng.

Trong tương lai, sinh viên sẽ được học trong cơ sở hiện đại, tiện nghi
Trong tương lai, sinh viên sẽ được học trong cơ sở hiện đại, tiện nghi

Tham khảo điểm chuẩn đại học tài chính marketing tại https://luyenthidaminh.vn/diem-chuan-dai-hoc-tai-chinh-marketing/

Với phương châm “thực học – thực hành – thực nghiệm”, trường không chỉ tập trung nâng cao kiến thức chuyên môn cho sinh viên mà còn luôn luôn tạo nhiều điều kiện để sinh viên vừa học vừa thực hành nâng cao kỹ năng tay nghề. Những buổi đi thực tế, thực hành ngay tại trường sẽ là điều kiện tuyệt vời giúp sinh viên được cọ xát, va chạm.

Ngoài ra, những chương trình, sự kiện thường niên hàng năm là những dịp để sinh viên cân bằng giữa việc học tập với vui chơi giải trí và giao lưu. Nhằm giúp sinh viên năm cuối sau khi tốt nghiệp không cảm thấy bỡ ngỡ, Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội thường tổ chức những buổi tiếp xúc với nhà tuyển dụng để định hướng tương lai. Có thể thấy, đây là một môi trường tốt để các em học sinh và quý phụ huynh tin tưởng trong suốt 4 năm đại học.

Quy chế tuyển sinh Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

Quy mô đào tạo

Mỗi ngôi trường tùy vào điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên sẽ có quy mô đào tạo khác nhau. Tính đến ngày 15/2/2021, trường có quy mô đào tạo là hơn 3800 sinh viên, học viên. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến điểm chuẩn Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội. Cụ thể:

Khối ngành Quy mô đào tạo học viên cao học Quy mô đào tạo đại học chính quy
Khối ngành III

Tài chính – Ngân hàng

Kế Toán

Kiểm toán

Quản trị kinh doanh

Kinh doanh thương mại

Luật quốc tế

 

113

15

 

47

 

1109

1180

127

679

179

120

Khối ngành V:

Công nghệ thông tin

207
Khối ngành VII:

Ngôn ngữ Anh

112
Tổng số 3713

Phương thức xét tuyển

Điểm chuẩn Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội sẽ thay đổi tùy theo số lượng phương thức xét tuyển và tỷ lệ phần trăm giữa các phương thức này. Theo quy chế tuyển sinh mới nhất năm 2021, trường có 2 phương thức xét tuyển đối với hệ đại học chính quy như sau:

– Xét tuyển theo kết quả thi THPT. Phương thức này chiếm 80% tổng chỉ tiêu

– Xét kết quả học tập THPT (xét học bạ). Phương thức này chiếm 20% tổng chỉ

Tổ hợp xét tuyển bao gồm 4 tổ hợp: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), C04 (Toán, Văn, Địa).

Đối với hệ đào tạo Thạc sĩ chính quy, hệ liên thông đại học chính quy, đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội tổ chức hướng dẫn ôn tập và dự thi tại trường.

>> Xem thêm:

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021

STT NGÀNH ĐÀO TẠO Tổng số chỉ tiêu (dự kiến) Chỉ tiêu Xét tuyển từ kết
quả thi THPTQG
(80% tổng số)
Chỉ tiêu Xét tuyển từ kết
quả học tập THPT
(20% tổng số)
Chỉ tiêu hệ đào tạo liên thông đại học chính Chỉ tiêu hệ đào tạo liên kết với đại học Birmingham City
1 THẠC SĨ
Tài chính-Ngân hàng
Kế toán
Quản trị kinh doanh
94
47
15
32
2 ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Khối ngành III
Tài chính – Ngân hàng
Trong đó: Chất lượng cao
Kế toán
Trong đó: Chất lượng cao
Kiểm toán
Quản trị kinh doanh
Kinh doanh thương mại
Luật kinh tế
1.100
910
350
60
260
30
50
150
50
50
728
28020840
120
40
40
 

182
70

52
10
30
10
10

100

 

50

 

 

50

 

200

 

50

 

 

50

 

 

50

50

3 Khối ngành V
Công nghệ thông tin
50
50
40
40
10
4 Khối ngành VII
Ngôn ngữ Anh
40
40
40
5 LIÊN THÔNG CHÍNH QUY
Khối ngành III
Tài chính-Ngân hàng
Kế toán
100

50
50

Tổng cộng  1.194 808  192    

Ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện đăng ký xét tuyển

Để đảm bảo chất lượng sinh viên nhập học cũng như việc giảng dạy, đào tạo trong 4 năm tiếp theo, Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội có một số quy định về điều kiện đăng ký nộp hồ sơ xét tuyển của các thí sinh. Cụ thể từng điều kiện theo từng ngành khác nhau như sau:

Đối với các ngành đào tạo Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Luật Kinh tế và Công nghệ thông tin

– Thí sinh chỉ được nộp xét tuyển 4 tổ hợp môn bao gồm A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), C04 (Toán, Văn, Địa).

– Nếu sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, thí sinh phải đủ điều kiện tốt nghiệp THPT và có điểm xét tuyển từ 15,5 đạt từ điểm trở lên (bằng với điểm xét tuyển vào trường năm 2020).

– Nếu sử dụng kết quả học tập THPT (xét điểm học bạ), thí sinh phải đủ kiều kiện tốt nghiệp THPT, xếp loại hạnh kiếm Khá trở lên. ồng thời tổng điểm trung bình cuối năm của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển mà thí sinh đăng ký trong 6 kỳ (2 kỳ năm lớp 10, 2 kỳ lớp 11, 2 kỳ lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên, trong đó môn Toán không ít hơn 6,0 điểm.

Đối với ngành đào tạo Ngôn Ngữ Anh

– Thí sinh chỉ được nộp xét tuyển 2 tổ hợp môn bao gồm A00 (Toán, Lý, Hóa) và 01 (Toán, Văn, Anh).

– Thí sinh không được sử dụng kết quả học tập THPT (xét điểm học bạ), chỉ xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Trong đó, điểm thi môn tiếng Anh phải đạt từ 6,0 điểm trở lên. Môn tiếng Anh được nhân hệ số 2.

Đối với các ngành đào tạo Chất lượng cao

– Thí sinh chỉ được nộp xét tuyển 4 tổ hợp môn bao gồm A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), C04 (Toán, Văn, Địa).

– Thí sinh không được sử dụng kết quả học tập THPT (xét điểm học bạ), chỉ xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Trong đó, điểm xét tuyển đạt từ 15,5 điểm trở lên (bằng với điểm xét tuyển vào trường năm 2020) và điểm thi môn tiếng Anh phải đạt từ 6,0 điểm trở lên.

Sinh viên đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội được tạo điều kiện để học tập, thực hành
Sinh viên đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội được tạo điều kiện để học tập, thực hành

Các ngành tương ứng với tổ hợp xét tuyển

Số lượng tổ hợp trong mỗi ngành sẽ quyết định điểm chuẩn tăng hoặc giảm. Quý phụ huynh, các thầy cô và các em học sinh có thể dựa vào số liệu này để dự đoán điểm chuẩn Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội năm 2022 nhé.

Tên ngành đào tạo trình độ đại học Mã ngành Tổ hợp xét
Tài chính-Ngân hàng 7340201 A00 (Toán, Lý, Hóa)

A01 (Toán, Lý, Anh)

D01 (Toán, Văn, Anh)

C04 (Toán, Văn, Địa).

Kế toán 7340301
Kiểm toán 7340302
Quản trị kinh doanh 7340101
Kinh doanh thương mại 7340121
Luật kinh tế 7380107
Công nghệ thông tin 7480201
Ngôn ngữ Anh 7220201 A01:Toán-Lý-Anh
D01:Toán-Văn-Anh

Hình thức nhận hồ sơ

Mỗi trường sẽ quy định những yêu cầu cần có trong hồ sơ xét tuyển. Đặc biệt nếu các em đang có ý định xét tuyển theo hình thức học bạ càng cần lưu ý những điểm này. Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội quy định hình thức hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:

– Phiếu đăng ký xét tuyển (lấy từ website của trường);
– Bản sao công chứng học bạ THPT;
– Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời;
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);
– 02 ảnh 4×6 chụp trong khoảng 03 tháng trở lại đây;
– 02 phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên hệ

– Địa điểm nhận hồ sơ: Trường Đại học Tài chính-Ngân hàng Hà Nội, số 136 Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh,
quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
– Số điện thoại: 024.3793.1340

– Email:hanhchinhquantrifbu@gmail.com.

Học phí

Theo quy chế tuyển sinh năm 2021, học phí của Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội ở mức trung bình khá, cụ thể như sau:

– Học phí đối với đào tạo hệ thạc sĩ là 1.200.000 VNĐ/1 tín chỉ.

– Học phí đối với hệ Đại học chính quy là 600.000 VND/ 1 tín chỉ.

– Học phí đối với hệ Đại học chất lượng cao là 1.000.000 VND/ 1 tín chỉ.

Có thể thấy, với chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng, cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến, hệ thống thư viện tiện lợi thì mức học phí này của Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội là hợp lý, phù hợp với đa số khả năng tài chính của nhiều gia đình hiện nay. Vì thu hút nhiều học sinh đăng ký nộp hồ sơ nên trong vài trở lại đây, điểm chuẩn Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội rất được quan tâm.

Điểm chuẩn Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội 2021

Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng đã công bố điểm chuẩn vào ngày 15/9/2021. Trong đó, thí sinh phải đạt tổng điểm 3 môn thi tốt nghiệp THPT 2021 theo tổ hợp môn đăng ký là 18 điểm đối với thí sinh thuộc khu vực 3 ở tất cả các ngành. Trong đó, số điểm này không nhân hệ số, chưa tính thêm điểm cộng ưu tiên khu vực, điểm ưu tiên đối tượng và không có môn nào có điểm thi thấp hơn 1,00 điểm. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh có điểm môn Anh văn nhân hệ số 2 và phải đạt tù 6 điểm trở lên. Cụ thể điểm chuẩn Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội 2021 như sau:

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú
1 7340201 Tài chính – Ngân hàng A00; A01; D01; C04 18
2 7340301 Kế toán tài chính A00; A01; D01; C04 18
3 7340101 Quản trị kinh doanh A00; A01; D01; C04 18
4 7340121 Kinh doanh thương mại A00; A01; D01; C04 18
5 7480201 Công nghệ thông tin A00; A01; D01; C04 18
6 7340302 Kiểm toán A00; A01; D01; C04 18
7 7380107 Luật kinh tế A00; A01; D01; C04 18
8 7220201 Ngôn ngữ Anh A01; D01 18 TrMôn Anh văn tính hệ số 2, phải đạt 6 điểm trở lên

Tra điểm Quảng Ninh hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích, kịp thời về điểm chuẩn Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội và quy chế tuyển sinh mới nhất để các em học sinh tham khảo. Chỉ còn thời gian ngắn nữa thôi, các em sẽ bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời. Mong rằng các em sẽ ôn luyện thật chắc kiến thức và nghiên cứu kỹ ngôi trường đại học mơ ước để không phải hối tiếc vì đã lựa chọn sai lầm nhé!

Share This Post